BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TẬT KHÚC XẠ
VÀ CHĂM SÓC MẮT HỌC ĐƯỜNG
Kính chào quý thầy,cô cùng các em học sinh thân mến!
Để có một cơ thể khỏe mạnh, đôi mắt sáng phục vụ cho học tập và làm việc của các em học sinh và giáo viên tại đơn vị trường tiểu học An Phước 1. Nhằm cung cấp thêm cho GV, HS biết thêm về những tật khúc xạ nên bộ phận y tế trường cùng chia sẽ đến quý thầy cô và các em học sinh những bệnh lên quan đến đôi mắt của chúng ta.Mời quý thầy cô và các em học sinh mình ùng tìm hiểu nhé!!!
Chúng ta hiểu thế nào là tật khúc xạ?
Tật khúc xạ ở học đường chủ yếu tập trung 03 loại tật chính là: cận thị, viễn thị, loạn thị. Các loại này có thể phối hợp với nhau như: vừa loạn thị vừa cận thị; vừa loạn thị vừa viễn thị,……
Làm thế nào để phát hiện tật khúc xạ? vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé
1/ cách phát hiện cận thị:
– Nhìn xa không rõ( không nhìn rõ chữ viết của thầy, cô trên bảng, ngồi viết bài đầu cúi rất thấp…..)
– Hay mỏi, nheo hoặc nhức mắt.
– Tự kiểm tra thị lực thấy thị lực < 7/10
2/ Cách phát hiện viễn thị
– Nhìn gần và xa đều không rõ.
– Hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và có thể chảy nước mắt.
– Tự kiểm tra thị lực thấy thị lực < 7/10
3/ cách phát hiện loạn thị
– Khi nhìn hình ta thấy hình méo mó hoặc nhìn mờ khi nhìn xa và nhìn gần.
– Hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt.
– Tự kiểm tra thị lực thấy thị lực < 7/10
Khi nhận thấy mắt có những biểu hiện giống như trên cần đế phòng y tế của trường để kiểm tra thị lực nếu thị lực giảm , nhân viên y tế sẽ lập danh sách các em học sinh giảm thị lực, thông báo đến Ban giám hiệu để có kế hoạch thông báo đến phụ huynh học sinh biết đề đi khám và điều trị chuyên khoa.
Làm cách nào để phòng và tránh tật khúc xạ ?
– Tăng cường hoạt động ngoài trời .
– Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoản cách gần và liên tục quá lâu, quá nhiều. sau 45-60 phút đọc sách, học bài và làm việc với máy tính cần để mắt nghỉ 5-10 phút, xoa nhẹ lên mặt nhiều lần.
– Kiểm tra đo thị lực tối thiểu 01 lần/ năm. Riêng các em có tật khúc xạ tối thiểu kiểm tra mắt 6 tháng/ lần.
– Tư thế ngồi học phải thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi mặt sát xuống bàn, khoảng cách từ mắt xuống vỡ là 30-35cm.
– Cần đảm bảo đủ ánh sáng trên lớp học và khi ngồi học tại nhà.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung vitamin A ( vitmin A có nhiều trong trứng, thịt, cá, rau củ, quả có màu đỏ).
Chúng ta vừ tìm hiểu về tật khúc xạ mắt và biết được tật khúc xạ mắt gồm những tật nào. Bộ phận y tế trường mong rằng các em sẽ biết cách tự bảo vệ đôi mắt của mình thật tốt để học tập đạt kết quả tốt nhất nhé.
Chúc quý thầy, cô và các em học sinh nhiều sức khỏe để làm việc và học tập.
NGƯỜI VIẾT BÀI
PHAN THỊ HỒNG SOẠN